Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Người lính xuất hiện trong bài Đồng chí của Chính Hữu không đặc biệt như những anh lính thị thành trong thơ của Quang Dũng : Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm mà trong đời sống quen thuộc thường thấy ở làng quê nghèo đến xác xơ : nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. Ở nơi ấy có những gian nhà không mặc kệ gió lung lay, có giếng nước, gốc đa...
Tất cả gần gũi và quen thuộc. Từ biệt ruộng đồng, họ bước vào trận. Hôm qua là nông dân, hôm nay là chiến sĩ. Họ lên đường chiến đáu thật tự nhiên "ruộng nương anh gửi bạn thân cày" thật cảm động và thiêng liêng. Đơn giản vậy thôi mà chân thực, đẹp đẽ biết bao. Chính Hữu không tô vẽ, thậm chí còn nhấn mạnh cái lam lũ, đói nghèo, những cái không thơ chút nào : Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá /... chân không giày... Chính những hình ảnh giản dị này đã làm thành chất thơ, chất thơ của đời sống hiện thực cách mạng. Người lính nông dân đã trở thành cảm hứng văn học. Chính Hữu đã đưa họ bước từ cuộc đời thật vào thơ ca.
Đồng chí
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(2-1948)
Nguồn: Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972
Tin mới
- Con này chẳng phải thiện nhân,/Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. - 15/05/2018 20:28
- Khúc “Khóc bà” của “người đàn bà có số phận chông chênh” - 23/04/2018 11:47
- “Thư tình thời hoa lửa”, bản tình ca bất diệt - 13/04/2018 23:36
- Đã đày vào kiếp phong trần/ Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi! - 13/04/2018 00:08
- Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con - 05/04/2018 19:47